Lịch sử Cầu không vận Berlin

TướngLucius D. Clay, Thống đốc quân đội vùng chiếm đóng Hoa KỳTướng William H. Tunner, người chỉ huy cầu không vận Berlin

Trước cầu không vận Berlin đã xảy ra một cầu không vận nhỏ. Chỉ huy quân đội Liên Xô ở Đức, đại tướng Vasily Danilovich Sokolovsky, đã ra lệnh vào ngày 1 tháng 4 năm 1948 đóng cửa ngắn hạn biên giới. Đó là phản ứng với hội nghị của sáu nước giữa Vương quốc Anh, Pháp, Hoa Kỳ và đại diện của các nước Benelux về việc thành lập một nước liên bang Đức ở các vùng mà 3 nước phương Tây chiếm đóng, theo cái nhìn của Liên Xô thì họ đã vi phạm hiệp ước Potsdam. Do đó các nước phương Tây phải tiếp tế quân đội mình ở Berlin bằng đường hàng không.

Không có sự thỏa thuận với Liên Xô, tại các vùng bị chiếm đóng bởi các nước phương Tây đã có cuộc cải tổ tiền tệ. Tiền Reichsmark hầu như không còn giá trị được đổi thành Deutsche Mark, để mà làm vững mạnh lại nền kinh tế. Trước đó đã có sự đàm phán giữa 4 nước chiếm đóng về một cuộc cải tổ tiền tệ cho cả nước Đức, nhưng vì khác biệt giữa quan điểm chính trị kinh tế giữa 2 khối ý thức hệ nên đã không đưa tới một kết quả chung. SMAD vào ngày 23 tháng 6 cũng cho cải tổ tiền tệ trong khu vực chiếm đóng của mình, bởi vì họ sợ tiền Mark cũ sẽ tràn ngập bên họ. Cùng lúc này, Liên Xô cũng có ý định chiếm toàn thể Berlin, khi cho đổi tiền không chỉ giới hạn ở Đông Berlin mà ở khắp thành phố Berlin. Do sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng Tây Berlin, phương Tây đã ra thông cáo là quyết định này không có hiệu lực, đồng thời cũng cho đổi tiền ở Tây Berlin. Để trả đũa phía Liên Xô đã cho phong tỏa tất cả các đường bộ cũng như đường thủy giữa Tây Berlin và Tây Đức. Được lưu thông chỉ còn đường hàng không tới Tây Berlin và việc chuyên chở người giữa Tây và Đông Đức.

Người Tây Berlin gần một năm trời không có đường bộ hay đường thủy nào để đi sang Tây Đức[1] Ngay đêm 23 tháng 6 năm 1948 điện cung cấp Tây Berlin từ nhà máy điện Zschornewitz đã bị cho ngưng lại. Sáng ngày 24 tháng 6 tất cả các đường lưu thông bằng xe cộ, xe lửa hay đường thủy giữa Tây Berlin và các vùng chiếm đóng phía Tây đều bị ngăn chận. Vì Berlin phần lớn vẫn còn là một đống tro tàn gạch vụn, ở Tây Berlin lúc đó có khoảng 2,2 triệu dân, đã phải lệ thuộc hoàn toàn vào việc tiếp tế từ bên ngoài.

Các chính phủ của 3 nước phương Tây tuy đã tính tới phản ứng của Liên Xô về việc cải tổ tiền tệ, nhưng không ngờ tới việc Tây Berlin bị phong tỏa. Bây giờ họ phải quyết định, là tiếp tục giữ Tây Berlin hay từ bỏ nó. Thống đốc quân sự vùng chiếm đóng Hoa Kỳ, tướng Lucius D. Clay, nhất quyết muốn giữ Tây Berlin. Ông ta đề nghị dùng một đoàn xe tăng để phá các phong tỏa. Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman lo sợ nguy cơ chiến tranh, đã không chấp thuận.